“Những người khốn khổ” của Victor Hugo là một trong các tiểu thuyết kinh điển thế giới vào thế kỷ 19. Câu chuyện kể về Jean Valjean – một người mới ra tù và đang cố gắng bắt đầu lại cuộc sống mới sau những năm tù tội. Cuốn sách phản ánh rõ nét, tính chân thực nhất của xã hội đầy biến động lúc bấy giờ. Cùng Người yêu sách tìm hiểu về tác phẩm này nhé.

Những người khốn khổ
Những người khốn khổ – Tấm gương phản chiếu chân thực cuộc sống

Những người khốn khổ – Tấm gương phản chiếu chân thực cuộc sống

Những người khốn khổ dựa trên chất liệu từ hiện thực cuộc sống của xã hội lúc bấy giờ. Câu chuyện xoay quanh những con người nghèo khổ với nhân vật chính là Jean Valjean. Nơi diễn ra câu chuyện là tại thủ đô Paris hoa lệ của Pháp vào những năm đầu thế kỷ 19. Thời kỳ đầy biến động và bạo loạn ở Châu Âu. Jean – Người mới được ra tù, muốn bắt đầu lại cuộc sống mới sau những sai lầm của tuổi trẻ.

Cuộc sống sau những ngày tù tội

Jean thực chất đại diện cho tầng lớp dưới đáy xã hội. Chỉ vì đói ông đã ăn cắp chiếc bánh mỳ về cho gia đình sắp bị chết đói của mình. 

Theo truyện “Lúc vào tù, Jean Valjean run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trơ như đá”; hay “con người bị pháp luật hất ra ngoài xã hội ấy, nhìn loài người với cặp mắt giận dữ”. Thông qua từng câu chữ, có thể thấy sự căm phẫn hiện hữu trong anh về nền xã hội thối nát lúc bấy giờ.

Những người khốn khổ
sự căm phẫn hiện hữu trong anh về nền xã hội thối nát lúc bấy giờ

Sự thối nát của một nền xã hội

Ở xã hội mà luật pháp không thể bảo vệ quyền lợi cho một con người. Phụ nữ thì bị bán đến những nơi ghê tởm; làm việc khổ nhọc. Đàn ông thì phải đi trộm cắp để có miếng ăn sống qua ngày, nơi giữa người với người không có tình người. 

Nơi dễ dàng bắn chết hoặc đánh đập một người nào đó. Nơi mà những người có quyền ngang nhiên đặt họ ngoài vòng pháp luật. Những người khốn khổ đã phản ánh vô cùng chân thực một hiện thực đau đớn, tàn nhẫn của xã hội vào đầu thế kỷ 19.

Nghèo – láng giềng gần của khổ tận cùng trong Những người khốn khổ

Myriel – người được miêu tả là hay làm thiện nguyện, thương yêu mọi người, giúp đỡ người nghèo khó. Khi Jean phải chịu mọi sự buộc tội tàn nhẫn của xã hội. Không chốn dung thân sau khi ra tù, may mắn thay ông được giám mục Myriel giúp đỡ, tìm cho nơi nương náu, giúp anh thoát khỏi cảnh trộm cắp.

Qua sự giúp đỡ của Myriel, ông còn dạ hướng Jean trở thành một người lương thiện. Cái thiện dễ dàng thấm thoát từ tấm lòng cao cả này sang một con người bị gắn mác là kẻ khổ sai, là phạm nhân cần được quan tâm, theo dõi. 

Những người khốn khổ – Tiếng nấc xé lòng của những phận đời bèo bọt

Victor Hugo là một thi hào với ngòi bút lãng mạn nhưng cũng đầy cứng rắn. Ông đã khắc họa sâu sắc vô cùng chân thực về một xã hội đểu cáng, nơi mà đồng tiền đứng trên giá trị con người. 

Những người khốn khổ như một thước phim chân thực từng góc khuất của con người nhỏ bé. Cùng với đó vừa làm nổi bật lên sự thống khổ, vừa làm sáng những vẻ đẹp bên trong sự tro tàn của xã hội. 

Tất cả các nhân vật đều mang trong mình vẻ đẹp riêng nhưng vô cùng rực rỡ. Những nhân vật nghèo khổ theo một cách riêng thế nhưng dưới sự nghèo khổ ấy là những ý chí, lý tưởng đẹp đẽ.

Người khốn khổ – Nhà xuất bản văn học

Khát vọng về một xã hội của tình thương

“Những người khốn khổ” xứng đáng là tác phẩm kinh điển nhất mọi thời đại. Tác phẩm không chỉ nói lên những phận đời bất hạnh bị giam giữ hồn mình trong xã hội đổ nát này. Nó còn là một thánh ca bất tận về tình yêu thiêng liêng giữa cha – con, người với người. Thể hiện khát vọng về một thế giới lý tưởng không có thứ luật pháp tàn ác, mọi thứ đều có thể giải quyết nếu ta một tấm lòng biết yêu thương mọi người xung quanh.

Tìm đọc thêm các tác phẩm kinh điển khác tại đây nhé.